Tìm hiểu biện pháp bảo đảm là gì?

Trong giao dịch dân sự, việc bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ là rất quan trọng và cần thiết bởi điều này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người tham gia giao dịch dân sự. Chính vì vậy mà Nhà nước đã đưa ra những quy định về Biện pháp bảo đảm. Như vậy “Biện pháp bảo đảm” là gì? Bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp để bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Nghị định 102/2017/NÐ-CP

biện pháp bảo đảm là gì
Ảnh minh họa

Khái niệm biện pháp bảo đảm

Biện pháp bảo đảm là những cách thức, giải pháp nhằm hỗ trợ, khẳng định, bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, thỏa thuận một cách chắc chắn. Biện pháp bảo đảm đi liền với nghĩa vụ chính trong hợp đồng, giao dịch chính. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết, thì bên có quyền có thể áp dụng biện pháp bảo đảm đã thỏa thuận hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết nhằm bảo đảm quyền lợi cho mình.

Đặc điểm của biện pháp bảo đảm

Thứ nhất, các biện pháp bảo đảm mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ được bảo đảm, tức là: mỗi biện pháp bảo đảm đều gắn với một hoặc một số nghĩa vụ được bảo đảm, có thể đó là nghĩa vụ hình thành trong tương lai hoặc nghĩa vụ hiện tại. Suy cho cùng thì biện pháp bảo đảm không tồn tại một cách độc lập mà phải gắn liền với nghĩa vụ được bảo đảm.

Thứ hai, các biện pháp bảo đảm đều có mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ dân sự. Thông thường, khi đặt ra các biện pháp bảo đảm, các bên hướng tới mục đích nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ . Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, các bên còn hướng tới mục đích nâng cao trách nhiệm trong giao kết hợp đồng của cả hai bên.

Thứ ba, đối tượng của các biện pháp bảo đảm thường là những lợi ích vật chất mà cụ thể ở đây thường là một tài sản. Những đối tượng này phải có đủ yếu tố mà pháp luật đã yêu cầu đối tượng của nghĩa vụ dân sự nói chung.

Thứ tư, phạm vi bảo đảm của các biện pháp bảo đảm không được vượt quá phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm, dù cho nghĩa vụ đó có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật và nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ kể cả nghĩa vụ trả lại, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.

Thứ năm, các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ, điều này có nghĩa không thể áp dụng biện pháp bảo đảm nếu nghĩa vụ được bảo đảm đã được thực hiện một cách đầy đủ. Đồng thời, pháp luật quy định cụ thể về hình thức của các biện pháp bảo đảm.

Các biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật

Theo quy định tại Điều 292, Bộ luật Dân sự 2015 về Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ: 

“Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

  1. Cầm cố tài sản;
  2. Thế chấp tài sản;
  3. Đặt cọc;
  4. Ký cược;
  5. Ký quỹ;
  6. Bảo lưu quyền sở hữu;
  7. Bảo lãnh;
  8. Tín chấp;
  9. Cầm giữ tài sản.”
biện pháp bảo đảm là gì
Ảnh minh họa

Đăng ký biện pháp bảo đảm và các giao dịch đăng ký bảo đảm

Đăng ký biện pháp bảo đảm

Theo quy định tại Khoản 1. Điều 3, Nghị định 102/2017/NÐ-CP đăng ký biện pháp bảo đảm: “ Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm;” 

Việc đăng ký giao dịch bảo đảm là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực trong những trường hợp pháp luật quy định. Nếu trong trường hợp luật định phải đăng ký biện pháp bảo đảm mà không đăng ký thì giao dịch bảo đảm sẽ không phát sinh hiệu lực.

Các giao dịch đăng ký biện pháp bảo đảm

Các trường hợp đăng ký Biện pháp bảo đảm được quy định tại Nghị định 102/2017/NĐ-CP gồm: 

  • Thế chấp quyền sử dụng đất 
  • Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 
  • Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay 
  • Thế chấp tàu biển 

Giao dịch bảo đảm là sự thỏa thuận của các bên về việc lựa chọn một trong các biện pháp đã được pháp luật quy định để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Với tính chất tác động dự phòng để ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền sẽ được xử lý để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Tìm hiểu về biện pháp bảo đảm là gì?”. Nội dung bài viết nêu trên của chúng tôi, chỉ nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật mang tính tham khảo chung đến quý khách hàng. Không phải là nội dung tư vấn nhằm giải quyết các nhu cầu pháp lý cụ thể của từng khách hàng. Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất. Quý khách vui lòng liên hệ Văn phòng Công ty Luật TNHH Sunny theo số điện thoại: 0922.54.33.88 để nhận được sự hỗ trợ từ các luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý của Văn phòng.

Đánh Giá Bài Viết

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Luật sư - Công ty luật TNHH Sunny

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa Big Tower, số 18 Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Điện thoại: 0922.54.33.88

Email: sunnylawfirm.vn@gmail.com

Fanpage: Công ty Luật Sunny

Hoặc Bạn Hãy Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

    Bài viết mới nhất

    PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ ĐẤT 2024

    Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất xảy ra ngày càng phổ biến tuy

    Xem chi tiết
    BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT 2024

    Giải phóng mặt bằng là một quá trình phức tạp, có thể kéo dài do

    Xem chi tiết