Tùy vào loại vụ án và mức độ phức tạp của vụ án, các bên liên quan có thể kháng cáo hoặc khiếu nại đến các cấp tòa án cao hơn nếu họ không hài lòng với quyết định của tòa án cấp thấp hơn.
Hoạt động xét xử của tòa án là gì?
Hoạt động xét xử là hoạt động nhân danh quyền lực nhà nước nhằm xem xét, đánh giá và ra phán quyết về tính hợp pháp và tính đúng đắn của hành vi pháp luật hay quyết định pháp luật khi có sự tranh chấp và mâu thuẫn giữa các bên có lợi ích khác nhau trong các tranh chấp hay mâu thuẫn đó.
Các cấp xét xử của tòa án đân sự
Cấp sơ thẩm (cấp thứ nhất)
Cấp sơ thẩm tiến hành trình tự, thủ tục giải quyết vụ án lần thứ nhất. Tất cả các vụ án nếu đưa ra xét xử thì đều phải tiến hành qua cấp sơ thẩm. Đây là cấp xét xử không thể thiếu và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Lý luận và thực tiễn đều cho thấy, nếu cấp sơ thẩm xét xử chính xác, nghiêm túc thì bản án sẽ ít bị kháng cáo hoặc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, từ đó vụ án sẽ không bị kéo dài. Hoặc giả sử, nếu bản án bị kháng cáo hoặc kháng nghị để xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm thì cũng không mất nhiều công sức, thời gian và tiền của của Nhà nước cũng như của những người tham gia tố tụng.
Cấp phúc thẩm (cấp thứ hai)
Cấp phúc thẩm tiến hành trình tự, thủ tục giải quyết vụ án lần thứ hai. Không phải tất cả các vụ án đã xét xử sơ thẩm đều phải tiến hành qua cấp phúc thẩm, chỉ những vụ án đã xét xử sơ thẩm mà bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị để xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm thì mới phải tiến hành qua cấp phúc thẩm. Pháp luật quy định có cấp phúc thẩm là xuất phát từ việc tôn trọng và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng. Mặt khác, xuất phát từ việc các phán quyết của Tòa án trước khi có hiệu lực pháp luật phải được xem xét một cách thận trọng.
Mục đích của hai cấp xét xử
Xét xử sơ thẩm vụ việc dân sự là xét xử vụ việc đó ở cấp đầu tiên, cấp xét xử cơ bản nhất, là cấp xét xử bắt buộc đối với bất kỳ vụ việc dân sự nào. Xét xử phúc thẩm là hoạt động được tiến hành theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng dân sự quy định của Tòa cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ việc dân sự mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Tòa án thực hiện xét xử phúc thẩm vụ việc dân sự là cấp xét xử trên cấp sơ thẩm, cấp xét xử lại vụ việc, khi mà bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị.
Việc thực hiện chế độ hai cấp xét xử là nhằm mục đích, ý nghĩa sau đây:
– Bảo đảm tính hợp pháp và tính có căn cứ của các bản án và quyết định của Tòa án đã bị kháng cáo hoặc bị kháng nghị cũng như bản án không bị kháng cáo, kháng nghị.
– Bảo đảm để không cho phép đưa ra thi hành các bản án và quyết định không đúng pháp luật và không có căn cứ.
– Thực hiện việc giám sát của Tòa án cấp trên đối với hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới.
– Bảo đảm sự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do Bộ luật tố tụng dân sự này quy định thì có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm Tòa tuyên án.
Những bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được mọi chủ thể tuyệt đối chấp hành. Những bản án quyết định có hiệu lực pháp luật không thể bị thay đổi hoặc bãi bỏ. Đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề “Các cấp xét xử trong tòa án dân sự”. Nội dung bài viết nêu trên của chúng tôi, chỉ nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật mang tính tham khảo chung đến quý khách hàng. Không phải là nội dung tư vấn nhằm giải quyết các nhu cầu pháp lý cụ thể của từng khách hàng. Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất. Quý khách vui lòng liên hệ Văn phòng Công ty Luật TNHH Sunny theo số điện thoại: 0922.54.33.88 để nhận được sự hỗ trợ từ các luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý của Văn phòng.
HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Luật sư - Công ty luật TNHH Sunny
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa Big Tower, số 18 Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: 0922.54.33.88
Email: sunnylawfirm.vn@gmail.com
Fanpage: Công ty Luật Sunny
Hoặc Bạn Hãy Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!