Ly hôn có yếu tố nước ngoài nộp đơn ở đâu thì việc thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài như thế nào là một trong những vấn đề đang được quan tâm tới. Xét trên thực tế cho thấy rằng, việc ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài có sự khác biệt rõ rệt so với ly hôn trong nước. Nếu bạn đang quan tâm về vấn đề này, bài viết dưới đây Luật Sunny sẽ chia sẻ tới Quý bạn đọc một số thông tin cơ bản về thủ tục ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.
Ly hôn có yếu tố nước ngoài nộp đơn ở đâu?
Khi ly hôn có yếu tố nước ngoài thì cần phải tiến hành nộp đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Căn cứ vào khoản 1 Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết ly hôn sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án. Như vậy, khi ly hôn thì vợ, chồng có yếu tố nước ngoài thì cần hoàn thiện hồ sơ nộp tại TAND cấp tỉnh nơi vợ chồng cư trú, làm việc (đối với ly hôn thuận tình), Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú làm việc (đối với ly hôn đơn phương).
Ví dụ: Anh T là công dân Việt Nam ly hôn thuận tình với chị P là công dân Hàn Quốc, hai anh chị cư trú và làm việc tại Hà Nội. Như vậy, cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Vì vậy vợ chồng anh chị phải nộp đơn xin ly hôn và các tài liệu kèm theo đến Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài
Vậy thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của cơ quan nào? Theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 469 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam.
Căn cứ khoản 3 Điều 35 và Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Trong trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định: “Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.”
Đối với từng trường hợp ly hôn thì thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án được quy định, cụ thể như sau:
Thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài
Tại điểm h, khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết việc ly hôn của Tòa án theo lãnh thổ được xác định là Tòa án nơi một trong các bên yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn cư trú, làm việc.
Như vậy, trường hợp ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài thì vợ hoặc chồng có thể nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi mà vợ hoặc chồng cư trú, làm việc để yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài
Căn cứ quy định tại Điều 35; Điều 37; Điều 39; Điểm c Khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thẩm quyền của Tòa án được xác định như sau:
Trường hợp bị đơn có nơi cư trú; làm việc tại Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố nơi bị đơn cư trú; làm việc là cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp bị đơn không có nơi cư trú; làm việc tại Việt Nam thì nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố nơi mình cư trú; làm việc để giải quyết tranh chấp.
Như vậy, trường hợp này bạn có thể nộp hồ sơ ly hôn đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố nơi mà bạn cư trú; làm việc để yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Trình tự thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài
Chuẩn bị hồ sơ
Để thực hiện việc ly hôn có yếu tố nước ngoài cần chuẩn bị hồ sơ ly hôn bao gồm:
Đơn xin ly hôn (Theo mẫu của Tòa án).
Đây là giấy tờ quan trọng thể hiện mong muốn của các bên vợ chồng về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân và yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề này.
Đối với trường hợp ly hôn đơn phương sử dụng Mẫu đơn khởi kiện ly hôn.
Đối với trường hợp thuận tình ly hôn, bạn sử dụng Mẫu đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn có đầy đủ chữ ký của hai vợ chồng.
Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
Trong trường hợp mất bản chính Giấy chứng nhận kết hôn thì xin trích lục bản sao giấy khai sinh của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Nếu hai bên đã thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo pháp luật nước ngoài mà muốn ly hôn tại Việt Nam thì trước đó cần đảm bảo đã tiến hành thủ tục ghi chú kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền để quan hệ hôn nhân được coi là hợp pháp mới có thể nộp đơn xin ly hôn.
Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu; Hộ khẩu (bản sao công chứng/chứng thực).
Bản sao Giấy khai sinh của con (nếu có con).
Các giấy tờ, tài liệu chứng minh về tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ xe, sổ tiết kiệm, nếu có yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng
Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh;
Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn. Trong trường hợp các bên không tiến hành ghi chú nhưng vẫn muốn ly hôn thì trong đơn xin ly hôn phải trình bày rõ lý do không ghi chú kết hôn.
Nộp hồ sơ có Tòa án có thẩm quyền
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ xin ly hôn như đã nêu ở trên, vợ, chồng nộp hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.
Người nộp hồ sơ, có thể lựa chọn các hình thức nộp hồ sơ bao gồm nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính.
Chuẩn bị xét xử, giải quyết yêu cầu ly hôn
Trong giai đoạn giải quyết vấn đề ly hôn này, Tòa án sẽ tiến hành thu thập các tài liệu, thông tin và tiến hành phiên tiếp cận, giao nộp chứng cứ và mở phiên hòa giải.
Các tình huống có thể xảy ra như sau:
Nếu hòa giải thành, hai bên vợ chồng thống nhất đoàn tụ thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn có yếu tố nước ngoài của họ.
Trong trường hợp hai vợ chồng không đoàn tụ nhưng thỏa thuận được với nhau về vấn đề ly hôn, nuôi con và chia tài sản, sau 7 ngày kể từ ngày Tòa án lập biên bản hòa giải thành mà các bên không thay đổi ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự.
Trong trường hợp hòa giải không thành, Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Mở phiên tòa giải quyết yêu cầu ly hôn
Phiên tòa xét xử được mở không quá 01 tháng kể từ thời điểm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Tại phiên tòa hoặc phiên họp giải quyết, Thẩm phán xem xét yêu cầu của các bên và các vấn đề liên quan để đưa ra phán quyết cuối cùng.
Đối với trường hợp đơn phương ly hôn có yếu tố nước ngoài, thời gian giải quyết sẽ kéo dài khoảng từ 09 tháng đến 12 tháng kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án theo quy định tại Khoản 2 điều 476 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
Căn cứ vào quy định tại Khoản 3 Điều 476 Bộ Luật này, trường hợp giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thời gian tiến hành tố tụng khoảng từ 06 đến 08 tháng kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý giải quyết việc dân sự.
Như vậy có thể thấy rằng, thời gian giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài sẽ kéo dài hơn nhiều so với các trường hợp ly hôn trong nước thông thường.
HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Luật sư - Công ty luật TNHH Sunny
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa Big Tower, số 18 Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: 0922.54.33.88
Email: sunnylawfirm.vn@gmail.com
Fanpage: Công ty Luật Sunny
Hoặc Bạn Hãy Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!