Ly hôn đơn phương không có giấy tờ của chồng thì một trong những hành vi thường gặp trong các vụ việc giải quyết ly hôn đơn phương là: Bị đơn (người không đồng ý ly hôn) tìm mọi cách để không ký đơn ly hôn, không đến tòa án thực hiện thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật. Vậy làm sao để đơn phương ly hôn khi không có đầy đủ giấy tờ? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài này bạn nhé.
Ly hôn đơn phương không có giấy tờ của chồng
Đối với trường hợp đơn phương ly hôn, khi người yêu cầu ly hôn nộp đơn khởi kiện lên Tòa án thì Tòa án sẽ nhận đơn khởi kiện do chính đương sự nộp, ghi vào sổ nhận đơn và sẽ xem xét có đủ điều kiện thụ lý vụ án hay không. Trong trường hợp đơn phương ly hôn mà không có đủ giấy tờ thì khi yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu để bổ sung đầy đủ hồ sơ, người nộp đơn ly hôn cần làm văn bản yêu cầu ghi rõ tài liệu cần cung cấp, lý do cung cấp; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ tài liệu cần cung cấp.
Trong trường hợp đương sự dù đã đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập tài liệu mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu cung cấp cho mình hoặc đề nghị Tòa án tiến hành thu thập tài liệu nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn.
Như vậy, nếu không có giấy tờ của chồng (CMND, sổ hộ khẩu) Có thể trình bày trong đơn ly hôn và yêu cầu Tòa án yêu cầu bị đơn cung cấp giấy tờ để tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định.
Đơn phương ly hôn khi không đủ giấy tờ cần làm gì?
Để tiến hành đơn phương ly hôn khi không có các giấy tờ. Người yêu cầu ly hôn cần thực hiện thủ tục xin cấp lại giấy tờ tùy thân, cụ thể:
– Đối với giấy chứng nhận đăng ký kết hôn: Đến UBND cấp xã nơi vợ chồng đã đăng ký kết hôn để yêu cầu trích lục lại hồ sơ về việc đã đăng ký kết hôn.
– Về giấy khai sinh: Có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đăng ký khai sinh để xin cấp bản sao.
– Đối với sổ hộ khẩu: Liên hệ với công an cấp xã/ phường nơi người yêu cầu thường trú xác nhận là nhân khẩu thường trú tại địa phương. Việc xác nhận này có thể làm một đơn riêng, cũng có thể nhờ công an xác nhận ngay vào đơn xin ly hôn.
– Đối với chứng minh thư nhân dân: Có thể sử dụng bản sao công chứng, chứng thực của sổ hộ chiếu để hoàn thiện hồ sơ. Có thể liên hệ với công an phường, xã, thị trấn để được cấp lại CMND.
Hồ sơ đơn phương ly hôn
Hồ sơ đơn phương ly hôn bao gồm các giấy tờ sau:
– Đơn xin ly hôn theo mẫu.
– Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
– Bản sao chứng minh thư nhân dân của vợ, chồng.
– Bản sao sổ hộ khẩu của vợ, chồng.
– Bản sao giấy khai sinh của con (nếu có).
– Bản sao các giấy tờ chứng nhận tài sản cần chia như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký xe; sổ tiết kiệm.
– Các tài liệu chứng cứ chứng minh hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng; chứng cứ chứng minh vợ chồng mất tích trong trường hợp yêu cầu ly hôn khi vợ chồng bị tuyên bố mất tích.
Quyền yêu cầu Tòa án giải quyết đơn phương ly hôn
Vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Các trường hợp ly hôn không tiến hành hòa giải được
Bị đơn (vợ hoặc chồng), người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.
Thời hạn giải quyết ly hôn đơn phương.
Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương cấp sơ thẩm.
Căn cứ theo Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm kéo dài trong thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
Thời hạn này có thể gia hạn thêm trong trường hợp có tính chất phức tạp, sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan nhưng không quá 02 tháng.
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, nếu có căn cứ đưa vụ án ra xét xử thì Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa sơ thẩm, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
Như vậy, thời hạn giải quyết cấp sơ thẩm đối với vụ án đơn phương ly hôn kéo dài tối đa là 08 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Trong trường hợp phải bổ sung hồ sơ để Thẩm phán thụ lý vụ án hoặc vụ án có nhiều tình tiết phức tạp cần phải kéo dài thời gian để thu thập chứng cứ và làm rõ thêm thì thời gian giải quyết ly dị có thể kéo dài lâu hơn.
Thời gian giải quyết cấp phúc thẩm
Căn cứ theo Điều 286 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm kéo dài tối đa là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Trường hợp có tình tiết phức tạp thì có thể gia hạn thêm 01 tháng.
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử. Nếu có căn cứ đưa vụ án ra xét xử thì Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng
Như vậy, thời hạn giải quyết việc kháng cáo bản án ly hôn kéo dài tối đa là 05 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Luật sư - Công ty luật TNHH Sunny
Địa chỉ: Tầng 2, Tòa Big Tower, số 18 Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: 0922.54.33.88
Email: sunnylawfirm.vn@gmail.com
Fanpage: Công ty Luật Sunny
Hoặc Bạn Hãy Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!