Tìm Hiểu Phản Tố Trong Tố Tụng Dân Sự

Phản tố trong tố tụng dân sự là việc bên nào thấy có hành vi sai phạm, gian lận, lừa dối, cố ý để bị thiệt hại, hoặc vi phạm pháp luật ở giai đoạn tố tụng có thể nộp đơn phản tố lên Tòa án hoặc Cơ quan xét xử để yêu cầu điều tra, xác minh và xử lý.

Phản tố là gì?

Phản tố là quyền của bị đơn trong vụ án dân sự, việc phản tố của bị đơn là việc bị đơn khởi kiện ngược lại người đã kiện mình (tức nguyên đơn), nhưng được xem xét, giải quyết cùng với đơn khởi kiện của nguyên đơn trong vụ án vi việc giải quyết yêu cầu của hai bên có mối quan hệ liên quan, chặt chẽ với nhau.

phản tố trong tố tụng dân sự
Ảnh minh họa

Khi nào được phản tố?

–  Về chủ thể: chủ thể thực hiện yêu cầu phản tố phải là bị đơn có yêu cầu đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan có yêu cầu độc lập. Tức là yêu cầu phản tố chỉ có thể hướng tới các đối tượng trên mà không thể hướng tới người không phải đương sự trong vụ án hay là đồng bị đơn trong vụ án. Nếu trong trường hợp người đại diện theo ủy quyền thì không được thực hiện yêu cầu phản tố vì họ không phải bị đơn mà chỉ là người đại diện theo ủy quyền của bị đơn. Mà trong trường hợp này bắt buộc bị đơn phải tự mình thực hiện quyền yêu cầu phản tố.

– Về nội dung: Đáp ứng một trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

+ Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Trường hợp này là trường hợp nguyên đơn kiện bị đơn phải có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến mình và bị đơn cũng yêu cầu bên nguyên đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập cũng phải có nghĩa vụ với bên bị đơn. 

+ Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Tức là trong trường hợp này nếu yêu cầu phản tố của bị đơn được chấp nhận thì sẽ dẫn đến việc loại trừ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Lúc này chủ thể tham gia tố tụng sẽ thay đổi hoàn toàn nếu toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập bị loại trừ thì bị đơn sẽ trở thành nguyên đơn và nguyên đơn sẽ thay thế trở thành bị đơn trong vụ án dân sự này.

+ Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn. Nếu yêu cầu phản tố của bị đơn với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có mối quan hệ với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì vụ án đó sẽ được giải quyết chính xác và nhanh chóng hơn là tách vụ án.

phản tố trong tố tụng dân sự
Ảnh minh họa

– Về mặt hình thức, việc thực hiện yêu cầu phản tố của bị đơn phải tuân thủ hình thức như khởi kiện một vụ án dân sự, tức là bị đơn phải soạn thảo đơn phản tố bằng văn bản và gửi tới Tòa án.

– Về thời điểm: Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp và kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. (Căn cứ khoản 3 Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015)

Quy định đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp và kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Đây là thời điểm ấn định yêu cầu bị đơn phải đáp ứng để Tòa án chấp nhận yêu cầu phản tố này và đảm bảo quyền lợi ích của nguyên đơn và người có quyền và nghĩa vụ liên quan. 

Lưu ý: Yêu cầu phản tố phải là yêu cầu không cùng với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Tức là yêu cầu phải tố không cùng nội dụng với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Phân biệt quyền phản tố và yêu cầu cầu độc lập trong tố tụng dân sự 

TIÊU CHÍ YÊU CẦU PHẢN TỐ YÊU CẦU ĐỘC LẬP
Cơ sở
pháp lý
Khoản 4 Điều 72 và Điều 200 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS) Khoản 4 điều 56; Điều 73; Điều 201 Bộ Luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015
Chủ
thể
Bị đơn Người có quyền và nghĩa vụ liên quan
Trình
tự,
thủ tục
Giống hết  trình tự thủ tục giải quyết yêu cầu khởi kiện.
Bản
chất
Đều là yêu cầu khởi kiện nên yêu cầu này có thể được khởi kiện bằng vụ án độc lập

Yêu cầu này có liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án đang được giải quyết và nhằm cho vụ án giải quyết chính xác, nhanh chóng hơn nên bị đơn có quyền yêu cầu giải quyết trong cùng vụ án. Trong trường hợp, nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút yêu cầu độc lập thì vụ án vẫn được tiếp tục. Khi đó, Tòa án sẽ ban hành quyết định đình chỉ yêu cầu khởi kiện, yêu cầu độc lập và ra thông báo thay đổi địa vị tố tụng cho đúng với tư cách tham gia tố tụng của các đương sự trong vụ án.

Nếu giải quyết yêu cầu độc lập sẽ không bảo vệ kịp thời quyền lợi của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan nên yêu cầu này phải được giải quyết trong cùng vụ án. Đồng thời, khi yêu cầu độc lập được giải quyết trong cùng vụ án thì vụ án được giải quyết nhanh hơn, tránh việc phải xác định vụ án giải quyết trước sau, kéo dài thời gian giả quyết các vụ án làm mâu thuẫn trong nhân dân trầm trọng hơn.

 

Phạm
vi yêu
cầu

Liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn

 

Theo điểm b khoản 1 Điều 73, khoản 1 Điều 201 BLTTDS, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có thể có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn. Với quy định trên thì yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có thể đối với nguyên đơn hoặc đối với bị đơn.

Thay
đổi tư
cách
tham
gia tố
tụng

Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này. 

Theo khoản 2 Điều 73 BLTTDS 2015, khi đưa ra yêu cầu độc lập thì người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có các quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của BLTTDS 2015.

 

Thời
điểm
đưa
yêu
cầu

– Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

– Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

=> Như vậy, thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố là Từ khi nhận được thông báo thụ lý vụ án của Tòa án cho đến trước thời điểm Tòa án ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Theo khoản 2 Điều 201 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

 

Điều
kiện
– Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

– Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

– Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

– Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;

– Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết

– Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

 

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Tìm hiểu phản tố trong tố tụng dân sựNội dung bài viết nêu trên của chúng tôi, chỉ nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật mang tính tham khảo chung đến quý khách hàng. Không phải là nội dung tư vấn nhằm giải quyết các nhu cầu pháp lý cụ thể của từng khách hàng. Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất. Quý khách vui lòng liên hệ Văn phòng Công ty Luật TNHH Sunny theo số điện thoại: 0922.54.33.88 để nhận được sự hỗ trợ từ các luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý của Văn phòng.

Đánh Giá Bài Viết

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Luật sư - Công ty luật TNHH Sunny

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa Big Tower, số 18 Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Điện thoại: 0922.54.33.88

Email: sunnylawfirm.vn@gmail.com

Fanpage: Công ty Luật Sunny

Hoặc Bạn Hãy Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

    Bài viết mới nhất

    PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ ĐẤT 2024

    Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất xảy ra ngày càng phổ biến tuy

    Xem chi tiết
    BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT 2024

    Giải phóng mặt bằng là một quá trình phức tạp, có thể kéo dài do

    Xem chi tiết