Ly Hôn Và 5 Điều Về Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng

Nghĩa vụ cấp dưỡng là gì? Ai sẽ là người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi vợ chồng ly hôn? Mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng được pháp luật quy định như thế nào? Bài viết dưới đây, luật sư sẽ tư vấn cho quý bạn đọc các thông tin về vấn đề này.

Nghĩa vụ cấp dưỡng khi ly hôn
Nghĩa vụ cấp dưỡng khi ly hôn
  1. Khái niệm cấp dưỡng theo Luật hôn nhân và gia đình

Theo Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014: “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.”

  1. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng khi vợ chồng ly hôn

Theo Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014, điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng:

  • Người được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng có quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng
  • Con chưa thành niên 
  • Người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu.
  1. Ai là người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn?

Quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

  1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Ngoài ra, theo Điều 7 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình do Hội đồng Thẩm phán TANDTC ban hành: “Trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng thì Tòa án giải thích cho họ việc yêu cầu cấp dưỡng cho con là nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy người trực tiếp nuôi con có khả năng, điều kiện nuôi dưỡng và việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện thì Tòa án không buộc bên kia phải cấp dưỡng cho con.”

Theo đó, cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không. Trừ trường hợp người trực tiếp nuôi con tự nguyện không yêu cầu bên còn lại cấp dưỡng nuôi con và họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con.

  1. Mức cấp dưỡng cho con sau khi vợ chồng ly hôn

Quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 mức cấp dưỡng được quy định như sau:

Mức cấp dưỡng

  1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
  2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể thế nào là “thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng”  và “nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng” theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Tuy nhiên theo Điều 7 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình do Hội đồng Thẩm phán TANDTC ban hành, cụ thể:

“Tiền cấp dưỡng cho con là toàn bộ chi phí cho việc nuôi dưỡng, học tập của con và do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không thoả thuận được thì Tòa án quyết định mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng do Tòa án quyết định nhưng không thấp hơn một nửa tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người cấp dưỡng đang cư trú cho mỗi tháng đối với mỗi người con.”

Theo đó, tiền cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn do hai bên tự thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được sẽ do Tòa án quyết định.

Nghĩa vụ cấp dưỡng khi ly hôn
Nghĩa vụ cấp dưỡng khi ly hôn
  1. Cách thức cấp dưỡng cho con sau khi vợ chồng ly hôn

Theo Điều 117 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì “Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Đồng thời, tại Điều 7 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình do Hội đồng Thẩm phán TANDTC ban hành thì “Trường hợp các bên không thỏa thuận được phương thức cấp dưỡng thì Tòa án quyết định phương thức cấp dưỡng hàng tháng hoặc phương thức khác phù hợp với nhu cầu, lợi ích của con và điều kiện kinh tế của người cấp dưỡng.”

Theo đó, phương thức cấp dưỡng do hai bên tự thỏa thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Tại đề xuất trên, trường hợp không tự thỏa thuận được thì Tòa án quyết định phương thức cấp dưỡng phù hợp với nhu cầu, lợi ích của con và điều kiện của người cấp dưỡng.

Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi vợ chồng ly hôn, các bạn hãy liên hệ đến công ty luật Sunny để được hỗ trợ cụ thể.

5/5 - (1 bình chọn)

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Luật sư - Công ty luật TNHH Sunny

Địa chỉ: Tầng 2, Tòa Big Tower, số 18 Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Điện thoại: 0922.54.33.88

Email: sunnylawfirm.vn@gmail.com

Fanpage: Công ty Luật Sunny

Hoặc Bạn Hãy Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

    Bài viết mới nhất

    PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ ĐẤT 2024

    Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất xảy ra ngày càng phổ biến tuy

    Xem chi tiết
    BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT 2024

    Giải phóng mặt bằng là một quá trình phức tạp, có thể kéo dài do

    Xem chi tiết